''Chốn tiên cảnh'' bị lãng quên ngay ven đô Hà Nội

Nguồn: Xuân Mai (Vietnam+)| 28/06/2021 14:47

Thuộc địa phận thị trấn Quốc Oai (Hà Nội), quần thể di tích núi Hoàng Xá - một di tích lịch sử, văn hóa có giá trị đặc biệt với cảnh quan tự nhiên đẹp độc đáo nhưng dường như đang bị lãng quên.

Thuộc địa phận thị trấn Quốc Oai (Hà Nội), quần thể di tích núi Hoàng Xá - một di tích lịch sử, văn hóa có giá trị đặc biệt với cảnh quan tự nhiên đẹp độc đáo nhưng dường như đang bị lãng quên... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Động và núi Hoàng Xá nằm trong hệ thống "thập lục đại danh sơn" (tức 16 quả núi lớn nổi tiếng) của phủ Quốc Oai xưa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Nơi đây có những hang động kỳ thú vẫn giữ được nguyên vẹn nét hoang sơ từ hàng ngàn đời do thiên nhiên ban tặng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Cửa hang có hình trái tim tự nhiên vô cùng độc đáo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Ngày nay, trong quần thể di tích vẫn giữ được một số hạng mục công trình kiến trúc vô giá do bàn tay, khối óc tài hoa của người nghệ nhân dân gian vùng "đất trăm nghề" Hà Tây cũ tạo dựng qua nhiều thế hệ như chùa Một Mái, nhà thủy đình 8 mái giữa một vùng trời non nước biếc xanh thơ mộng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Nhà thủy đình 8 mái là một trong những tinh hoa kiến trúc dân gian độc đáo với 2 tầng cổ diêm, mái dốc có 8 đầu đao cong mềm mại... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Lối ra nhà thủy đình ở đây đã bắt đầu xuống cấp. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Hiện chỉ có một quản lý kiêm bảo vệ cả quần thể động Hoàng Xá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Thủy đình vốn là nhà biểu diễn múa rối nước, gọi theo dân gian là buồng trò và là một trong 4 yếu tố quan trọng làm nên nghệ thuật múa rối nước gồm quân rối, người điều khiển con rối, dàn nhạc và thủy đình. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Mái lợp ngói mũi hài cong mềm mại như cánh hoa, nhìn tổng thể như một bông hoa hài hòa với thiên nhiên. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Họa tiết hoa văn trang trí kiến trúc theo lối cổ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Mái dốc có 8 đầu đao cong mềm mại hình rồng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Không gian bên trong thủy đình. Thời gian đã khiến hệ thống cột gỗ, mái đình bị mối mọt và bắt đầu xuống cấp. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Nhà thủy đình 8 mái giữa không gian mặt hồ biếc xanh bao quanh là hệ thống cây cổ thụ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Đền thượng là hạng mục hiếm hoi mới được trùng tu, tôn tạo lại sau thời gian dài xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Hằng ngày, người quản lý khu di tích là ông Bùi Văn Nhàng mặc dù chân đau nhưng vẫn chống gậy lên chăm nom khu đền thượng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Nơi đây sử sách còn ghi về Cao Bá Quát (1809-1855), lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương tháng 12-1854. Dưới chân núi Hoàng Xá, ông chỉ huy nghĩa quân chiến đấu với quân nhà Nguyễn do Lê Thuận lãnh binh Sơn Tây cầm đầu. Cao Bá Quát bị tử thương tại trận. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

4h30 ngày 3-3-1947, trước khi lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã nghỉ chân tại chùa Một Mái ngay dưới chân núi Hoàng Xá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Trước sân chùa có trồng cây sala, loài hoa gắn với sự tích Phật thành đạo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Nơi đây giờ trở thành điểm vui chơi cho trẻ em quanh vùng, nơi người dân địa phương chọn dừng nghỉ chân hóng mát.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Hàng cây ăn trái cổ thụ được trồng ven hồ tạo dáng vẻ nên thơ cho quần thể di tích núi Hoàng Xá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Con đường đất với bóng xanh mát trước cửa động Hoàng Xá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
''Chốn tiên cảnh'' bị lãng quên ngay ven đô Hà Nội