Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 15/QĐ-TCCB, ngày 15/6/1995 của Tổng Giám Đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Bảo hiểm xã hội của Sở lao động thương binh xã hội và Bảo hiểm xã hội thuộc liên đoàn Thành phố Hà Nội. Với nhiệm vụ cơ bản thực hiện quản lý thu, chi giải quyết chế độ chính sách cho người lao động tham gia BHXH và những người được hưởng chế độ chính sách BHXH trước năm 1995.
Từ tháng 1/2003, tiếp nhận bộ máy cán bộ chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm Y tế Hà Nội và Bảo hiểm Y tế các ngành Giao thông vận tải , Dầu khí, Ngành Than chuyển sang, từ đây Bảo hiểm xã hội thành phố thực hiện hoàn toàn diện chính sách Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm Y tế bắt buộc, tự nguyện đối với nhân dân và lao động Thủ đô.
Từ 01/08/2008 tổ chức Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội trên cơ sở sát nhập, hợp nhất BHXH TP Hà nội, BHXH tỉnh Hà Tây, BHXH huyện Mê Linh thuộc BHXH tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung thuộc BHXH huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình theo Nghị quyết 15/2008/QH12 ngày 29/05/5008 của Quốc Hội.

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ quản lý quỹ BHXH, BHYT và thực hiện chế độ chính sách BHXH, chính sách BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hệ thống tổ chức của BHXH thành phố Hà Nội gồm :
- 10 phòng nghiệp vụ:
1. Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội
2. Phòng Kế hoạch - Tài chính
3. Phòng Thu
4. Phòng Giám định bảo hiểm y tế
5. Phòng Công nghệ Thông tin
6. Phòng Kiểm tra
7. Phòng Quản lý hồ sơ
8. Phòng Cấp sổ, thẻ
9. Phòng Tổ chức cán bộ
10. Phòng Hành chính Tổng hợp

- 29 BHXH quận huyện trực thuộc:
Có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở đặt tại quận, huyện, thành phố tương ứng.
1. BHXH quận Ba Đình
2. BHXH quận Cầu Giấy
3. BHXH quận Đống Đa
4. BHXH quận Hai Bà Trưng
5. BHXH quận Hoàn Kiếm
6. BHXH quận Tây Hồ
7. BHXH quận Thanh Xuân
8. BHXH quận Hoàng Mai
9. BHXH quận Long Biên
10. BHXH thành phố Hà Đông
11. BHXH thành phố Sơn Tây
12. BHXH huyện Đông Anh
13. BHXH huyện Sóc Sơn
14. BHXH huyện Gia Lâm
15. BHXH huyện Thanh Trì
16. BHXH huyện Từ Liêm
17. BHXH huyện Ba Vì
18. BHXH huyện Chương Mỹ
19. BHXH huyện Đan Phượng
20. BHXH huyện Hoài Đức
21. BHXH huyện Mỹ Đức
22. BHXH huyện Phú Xuyên
23. BHXH huyện Phúc Thọ
24. BHXH huyện Quốc Oai
25. BHXH huyện Thạch Thất
26. BHXH huyện Thanh Oai
27. BHXH huyện Thường Tín
28. BHXH huyện Ứng Hoà
29. BXHH huyện Mê Linh

Tổng số cán bộ công chức toàn ngành: 923 cán bộ
Trong đó: 10 cán bộ có trình độ thạc sỹ; 682 cán bộ có trình độ đại học và 498 đảng viên bằng 53,95%.

BHXH Thành phố đã triển khai đồng bộ các nghiệp vụ, chú trọng đến công tác thu, chi, giải quyết các chế độ chính sách, thanh toán khám chữa bệnh, tăng cường công tác kiểm tra, cấp sổ Bảo hiểm xã hội, phiếu khám chữa bệnh bảo hiểm Y tế cho người lao động và các đối tượng. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các khâu nghiệp vụ, đặc biệt khâu giải quyết chế độ chính sách BHXH, cán bộ công chức toàn ngành đã chuyển từ phong cách quản lý hành chính thụ động sang phong cách phục vụ năng động, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đến quan hệ làm việc và để các đối tượng hưởng đầy dủ quyền BHXH theo quy định của Nhà nước.

Dưới sự lãnh đạo của BHXH Việt Nam và Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cùng với sự đoàn kết phấn đấu của các cán bộ công chức toàn ngành. BHXH thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng, tiếp tục ổn định công tác tổ chức cán bộ, đẩy mạnh cải cách hàng chính và các hoạt động nghiệp vụ từ thành phố tới các quận, huyện đảm bảo thống nhất, thông suốt, đồng bộ, đạt hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống người lao động và ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Địa điểm tương tự
Địa điểm nổi bật
Khách sạn