Tạm dừng lát đá 11 tuyến phố đi bộ trong khu phố cổ Hà Nội

Administrator| 20/08/2015 18:59

Bên cạnh đó là tổ chức lấy ý kiến các cơ quan quản lý, nhà khoa học, chuyên môn và nhân dân về thiết kế đô thị các tuyến đường trên về lát đá mặt đường tuyến phố đi bộ đảm bảo tính khả thi và đồng bộ với cải tạo hạ tầng có liên quan như: cải tạo hè, thoát nước, chiếu sáng, cải tạo mái hiên, quảng cáo và mặt đứng các tuyến phố trong khu phố cổ… nhằm góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia khu phố cổ Hà Nội. Trên đây là nội dung tại công văn số 871/UBND-VP của UBND quận Hoàn Kiếm gửi UBND TP Hà Nội ngày 19/8/2015. UBND quận Hoàn Kiếm cũng cho biết: Năm 2015, UBND quận đang phối hợp với Viện Kiến trúc Quốc gia, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia- Bộ Xây dựng lập thiết kế đô thị cho tuyến phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Giấy (là tuyến phố trục thương mại chính trung tâm của khu phố cổ; là tuyến phố đi bộ, chợ đêm vào 3 tối cuối tuần) và tuyến phố Hàng Buồm, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Hàng Giầy, Đào Duy Từ (là tuyến phố...

Phố cổ Hà Nội nhìn từ trên cao.


Trong nghiên cứu thiết kế đô thị có đánh giá hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan, chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thực trạng về kinh tế xã hội. Đề xuất giải pháp chỉnh trang kiến trúc cảnh quan, cải tạo hạ tầng kỹ thuật để thúc đấy phát triển kinh tế, không gian văn hóa, hoạt động xã hội của quận.

Phục vụ việc nghiên cứu thiết kế đô thị, định hướng chủ trương đầu tư, giải pháp thực hiện dự án và để tiếp nối dự án thí điểm cải tạo mặt đứng tuyến phố Tạ Hiện (giai đoạn I, triển khai năm 2010); ngày 28/7/2015, UBND quận Hoàn Kiếm có công văn 772/UBND-BQLPCHN báo cáo UBND TP Hà Nội về việc lát đá mặt đường các tuyến phố đi bộ trong khu phố cổ Hà Nội. 

Ngày 5/8/2015, UBND TP Hà Nội đã có công văn số 5289/VP-XDGT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng về việc lát đá mặt đường một số tuyến phố trong khu bảo tồn cấp I khu phố cổ quận Hoàn Kiếm; trong đó giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND quận Hoàn Kiếm và các đơn vị có liên quan kiểm tra, nghiên cứu đánh giá sự phù hợp việc lát đá mặt đường một số tuyến phố nêu trên, đề xuất báo cáo UBND TP. Hiện Sở GTVT chưa tổ chức họp bàn liên ngành TP và quận Hoàn Kiếm về việc này.

Ngay khi có thông tin đề xuất lát đá mặt đường các tuyến phố đi bộ trong khu phố cổ Hà Nội, các cơ quan thông tin báo chí và dư luận đã đặc biệt quan tâm cả đồng thuận và không đồng thuận, cho rằng việc lát đá tự nhiên sẽ làm thay đổi cấu trúc hạ tầng, yếu tố gộc di tích phố cổ; chưa phù hợp trong giai đoạn hiện nay…

Tại buổi tọa đàm, trao đổi với báo chí tổ chức mới đây, GS, KTS Hoàng Đạo Kính cho rằng Hà Nội còn có nhiều công việc cần ưu tiên hơn là việc lát đá mặt đường phố cổ. Trong khi đó, KTS Trần Huy Ánh góp ý, cần làm rõ bài toán kinh tế này, nếu lát đá mà đem lại nhiều lợi ích hơn số tiền chi ra thì rất nên làm, nhưng cần phải đồng bộ với việc chỉnh trang, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như đường dây ngầm, đường thoát nước, bể cứu hỏa… Trong khi đó, Phó Trưởng ban thường trực Ban quản lý phố cổ - Phạm Tuấn Long cho biết: việc lát đá mặt đường và chỉnh trang phố cổ sẽ thu hút lượng lớn du khách đến với địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Lan Hương

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tạm dừng lát đá 11 tuyến phố đi bộ trong khu phố cổ Hà Nội