Nghề tiện gỗ Nhị Khê

Đăng Duy| 18/04/2019 11:22

(HNMCT) - Nhị Khê (huyện Thường Tín), tên Nôm là làng Dũi, một làng nghề truyền thống nổi tiếng. Nghề tiện gỗ Nhị Khê có từ xa xưa (“Nhị Khê thợ tiện làm nên đủ đồ” - Ca dao), đến thế kỷ XV được danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi (1380-1442) nhắc tới trong sách Dư địa chí.

(HNMCT) - Nhị Khê (huyện Thường Tín), tên Nôm là làng Dũi, một làng nghề truyền thống nổi tiếng. Nghề tiện gỗ Nhị Khê có từ xa xưa (“Nhị Khê thợ tiện làm nên đủ đồ” - Ca dao), đến thế kỷ XV được danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi (1380-1442) nhắc tới trong sách Dư địa chí.

Từ thế kỷ XVIII, nghề tiện ở đây đạt đến đỉnh cao. Nhiều thế hệ thợ tiện Nhị Khê đã mang nghề đi sinh sống khắp nơi - hội tụ nhiều hộ sản xuất ở các phố Tô Tịch, Hàng Hành, Hàng Nón (Hà Nội), Hàng Tiện (Nam Định)...

Sản phẩm gỗ Nhị Khê khá phong phú, gồm các đồ đài, nến, mâm, bát, con tiện, chiếu, mành... tổng số đến hơn 200 mặt hàng. Ngày trước, làm tiện thủ công phải có tám dụng cụ (cưa, vời, bộ quét, các loại khoan, miết, đá mài, bàn tiện, vồ). Chiếc “máy tiện” thô sơ hoạt động nhờ đạp bằng chân làm cho hai càng tre lên xuống nhịp nhàng; bánh xe quay làm bằng gỗ, không có ổ bi; dây quay làm bằng thừng hay dây da, quay đi quay lại hai chiều. Trong thời hiện đại, có cưa máy, máy dập hạt tròn, cối máy xay hạt, làm nhẵn, máy sấy hạt... nên năng suất và chất lượng đều tăng lên gấp nhiều lần. Ngoài việc bán rộng rãi trong nước, nhiều sản phẩm tinh xảo đã được xuất khẩu đến một số quốc gia trên thế giới.

Đến nay, người dân Nhị Khê vẫn giữ những nét đẹp truyền thống của quê hương nghề tiện. Ở Nhị Khê vào những ngày Tết, dân làng đi lễ trước tiên là lên đình, tiếp đến nhà thờ tổ nghề, sau mới đi chúc Tết nhau. Trong ngày về quê giỗ tổ nghề, người gốc Nhị Khê đều đem theo lễ phẩm hương hoa để thờ và các dụng cụ của nghề tiện để nhờ chủ lò rèn trong làng đem tôi và đánh lại với dụng ý lấy phước của quê hương và ông tổ nghề.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghề tiện gỗ Nhị Khê