Đồ dùng của nhà khá giả ở Hà Nội sau thời bao cấp

Nguồn: Ban Mai/VnExpress| 25/09/2016 10:45

Vào những năm 1990, các gia đình có thể tự hào khi sở hữu tivi JVC vỏ đỏ, đài cát-sét Sony hay chỉ là chiếc nồi áp suất Liên Xô.

Vào những năm 1990, các gia đình có thể tự hào khi sở hữu tivi JVC vỏ đỏ, đài cát-sét Sony hay chỉ là chiếc nồi áp suất Liên Xô.

Những món đồ giản dị nhưng là tài sản được các gia đình sử dụng cẩn thận, giữ gìn suốt nhiều năm.

Trong thời bao cấp, thiết bị truyền hình còn hiếm, không có nhiều chương trình, nguồn điện chập chờn. Sang những năm 1990, ở các thành phố lớn đã có nhiều tivi hơn, nổi tiếng nhất là những chiếc JVC.

Chiếc đầu đĩa đã đem lại đời sống văn hóa phong phú hơn cho người dân với các chương trình ca nhạc, phim truyện nước ngoài.

Sở hữu một chiếc cát-sét thương hiệu Sony là ước mơ của cả gia đình. Bố mẹ có thể nghe nhạc truyền thống, đài phát thanh, con cái nghe nhạc quốc tế, luyện tiếng Anh.

Nhiều chị em tằn tiện để mua máy khâu, tự may vá những bộ quần áo đơn giản cho con cái.

Người trẻ có cơ hội đi lao động, học tập ở nước ngoài nên các gia đình bắt đầu có thêm những món đồ điện hiện đại thay thế cho bếp củi, bếp dầu, bếp điện lò xo. Chiếc bếp có cả nắp đậy do con trai đi du học ở Liên Xô gửi về cho người mẹ ở quận Ba Đình.

Chiếc nồi áp suất được dùng để ninh xương ống, nấu cháo. Các món ăn được ninh nhanh nhừ, tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với nấu bằng nồi bình thường.

Chiếc bàn là hoa dâu của anh con trai gửi về cho bố mẹ ở Gia Lâm vào năm 1991. Khi đó, nguồn điện đã ổn định nên thiết bị này rất hữu dụng.

Năm 1988, người chồng gửi phích đá về cho gia đình của mình ở quận Đống Đa. Chỉ một chiếc phích nhỏ nhưng đã đem lại nhiều tiện ích. Người vợ dùng nó để đựng cơm đem đi làm, mua đá, mua kem Tràng Tiền cho con.

Đồng hồ Gimiko thường được treo ở các vị nổi bật trong phòng khách.

Vào thời kỳ đổi mới, việc mua đồ từ nước ngoài mang về Việt Nam dễ dàng hơn. Chiếc đèn điệu đà được chủ nhà Gia Lâm mua ở Trung Quốc vào năm 1995.
(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Đồ dùng của nhà khá giả ở Hà Nội sau thời bao cấp